Hiện nay, ngộ độc thực phẩm là vần đề hết
sức phức tạp và đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, gây ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe và đời sống của con người. An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề
có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành
quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong
việc cải thiện sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống.
Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém
chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống
của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho
chăm sóc sức khoẻ.
Trong thời gian
qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) nhận được sự quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và đạt được
nhiều kết quả quan trọng. Phường Bình Hưng đã tích cực thúc đẩy phát triển các
sản phẩm thực phẩm an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng
cạnh tranh; nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó nhận thức, kiến
thức, trách nhiệm về công tác đảm bảo ATTP của cán bộ, đảng viên, người quản
lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên; hệ thống
văn bản quản lý nhà nước về ATTP được hoàn thiện; trách nhiệm quản lý nhà nước
về ATTP của các cấp, các ngành được phân định rõ ràng; công tác thanh tra, kiểm
tra chuyên ngành, liên ngành và xử lý vi phạm về ATTP đã phát huy hiệu quả, hạn
chế sự chồng chéo, trùng lắp; tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được
ngăn chặn; tình hình ngộ độc thực phẩm được kiểm soát. Tuy nhiên, trên địa bàn
phường vẫn còn một số các hộ sản xuất, kinh doanh thương mại – dịch vụ; các nhà
hàng, các hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, manh mún, nguy cơ không bảo đảm ATTP
vẫn còn hiện hữu. Chính vì vậy, để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của
người sản xuất, kinh doanh, thương mại – dịch vụ và nâng cao nhận thức, kiến
thức của người tiêu dùng trong công tác đảm bảo ATTP trong tình hình bình
thường mới, theo sự chỉ đạo của UBND thành phố, Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh
ATTP phường tổ chức triển khai “Tháng hành động vì ATTP” năm 2025 và tiến hành
kiểm tra, nhắc nhở các nhà hàng, hộ kinh doanh trên địa bàn toàn phường nhằm
chắn chỉnh về ATTP.
Để thực hiện tốt
“Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025, UNND phường đã tăng cường công
tác truyền thông, viết bài tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch triến khai công tác
bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và
sức khỏe người tiêu dùng. Tăng cường trách nhiệm của người quản lý, người sản
xuất, kinh doanh, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người tiêu dùng trong việc
lựa chọn thực phẩm an toàn. Kết hợp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh để tạo
nên đợt cao điểm phát động chiến dịch truyền thông, tuân thủ các quy định của
pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực
phẩm trên toàn phường.
Bên cạnh đó UBND
phường đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra công tác ATTP trong đợt
cao điểm “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025. Trong đó, tập trung
kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, nội dung kiểm tra việc
thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; giấy
chứng nhận sức khỏe, xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp
tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản
thực phẩm; nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm. Trong kiểm tra sẽ sử dụng
tes nhanh đối với các loại Nem, Giò, Chả, hải sản, rau củ quả các loại….

Song song với
công tác kiểm tra, đoàn sẽ tuyên truyền đến các hộ sản xuất, kinh doanh và người
tiêu dùng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung vào
truyền thông nghiêm cấm kinh doanh các mặt hàng không rõ nguồn gốc, không có
tem, các mặt hàng đã hết thời hạn sử dụng.
Để đảm bảo chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng hành động năm 2024, UBND phường yêu
cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tập thể, cá nhân cần thực hiện tốt các
biện pháp sau:
1. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh thực phẩm:
- Không sử dụng
phụ gia, phẩm màu độc hại trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Sử dụng nguyên
liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng,
đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định; không sử dụng nguyên liệu, thực
phẩm giả, kém chất lượng, không an toàn.
- Đảm bảo đầy đủ
các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: Các điều kiện về cơ sở vật chất,
điều kiện về trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người tham gia sản
xuất, chế biến, tiếp xúc với thực phẩm.
- Đảm bảo có đầy
đủ các hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan theo quy định an toàn thực phẩm; đảm
bảo thực hiện tốt quy chế nhãn mác; các quy định về bảo quản, vận chuyển thực
phẩm.
2. Các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực
phẩm:
- Chỉ kinh
doanh, buôn bán những loại thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn cho
người tiêu dùng.
- Tuyệt đối không
buôn, bán hàng thực phẩm giả.
- Chú ý các điều
kiện đảm bảo vệ sinh an toàn trong bảo quản tại kho hàng, cửa hàng và trong quá
trình vận chuyển lưu thông.
3. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
cần đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn như:
- Đảm bảo có đủ
nước sạch.
- Có dụng cụ
riêng gắp thức ăn chín, không để lẫn thức ăn chín và sống.
- Nơi chế biến
thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống, rãnh, rác thải, công trình
vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm).
- Người làm dịch
vụ chế biến thức ăn phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và
Giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
- Nhân viên phải
có đủ tạp dề, mũ, khẩu trang khi bán hàng.
- Không được
dùng phụ gia và phẩm mầu không được phép sử dụng cho thực phẩm.
- Thức ăn phải
được bày bán trên giá cao hơn 60cm so với mặt đất.
- Thức ăn phải
được bày bán trong tủ kính; được bao gói hợp vệ sinh.
- Có dụng cụ
chứa đựng chất thải riêng, kín, không để vương vãi, ứ đọng và được dọn sạch đi
hàng ngày.
4. Người tiêu dùng thực phẩm:
Từ chối các cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; không tiêu
thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất
lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ
độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Cần hiểu rõ tác
hại của việc sử dụng rượu, đặc biệt là rượu pha bằng hóa chất, cồn công nghiệp,
rượu có chứa hàm lượng methanol cao.
Công an phường
phối hợp với các ban, ngành có liên quan trong công tác kiểm tra và xử lý hành
vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức
ăn đường phố lấn chiếm vỉa hè, lòng đường theo quy định tại Nghị định 36/NĐ-CP
của Chính phủ.
Bên cạnh sự vào
cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, để đảm bảo an toàn cho bản thân và
gia đình, người tiêu dùng cũng cần chủ động lựa chọn những nguồn thực phẩm an
toàn có thương hiệu, chứng nhận vệ sinh thực phẩm, những điểm bán có uy tín ...
để đảm bảo sức khỏe lành mạnh cho bản thân và gia đình.
Nguyên nhân
gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:
Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất
thực phẩm, lương thực:
Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất
kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh, thuốc bảo quản không
đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh.
Do quá trình chế biến không đúng:
Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm,
quá trình thu hái lương thực, rau, quả, thực phẩm chế biến không đúng quy
trình, không đảm bảo vệ sinh.
- Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y
tế để chế biến thực phẩm.- Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực
phẩm chín.
- Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền
nhiễm hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn.
- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm
bẩn.
- Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại
trước khi ăn.
Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng:
- Sử dụng dụng cụ bị nhiễm chất chì để chứa đựng
thực phẩm như thức ăn đóng hộp hay thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất
nước ô nhiễm kim loại nặng.
- Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở
nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm
nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
Hướng dẫn
vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Lựa chọn sử dụng những thực phẩm tươi, sạch:
Nên kiểm tra thật kĩ thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã
bị mốc, ôi, thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc
2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm
sạch sẽ: Nơi ăn uống phải cao ráo, sạch sẽ; thực phẩm sử dụng, dụng
cụ trước khi chế biến phải được vệ sinh, sấy khô đảm bảo.
3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch
sẽ, không để dụng cụ bẩn qua đêm; dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín
hoặc sống phải được để riêng biệt.
4. Chuẩn bị thực phẩm sạch và nấu chín kĩ, bảo
quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín kĩ và đun kĩ lại thức ăn trước khi ăn.
+ Đậy kĩ thức ăn, tránh ruồi, nhặng, côn trùng
xâm nhập.
+ Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín.
+ Không dùng tay để bốc thức ăn chín.
+ Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay
trước khi ăn.
+ Không nên ăn các loại thức ăn sống như: gỏi
cá, thịt bò tái, nem, gỏi…
5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay
bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi
tiếp xúc với thức ăn sống. Cắt móng tay ngắn và sạch sẽ.
6. Sử dụng nước sạch trong ăn, uống: Sử
dụng nước đã được đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm đá.
7. Sử dụng vật liệu bao, gói sản phẩm sạch sẽ,
thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh; không sử dụng sách báo cũ, bao nilon
màu để gói thực phẩm; đồ bao gói phải đảm bảo sạch sẽ, không thấm chất độc vào
thực phẩm
8. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh,
giữ gìn môi trường sống sạch sẽ: Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuột,
ruồi, gián, chuột… Và theo hướng dẫn vệ sinh phòng, chống các dịch bệnh của Bộ
y tế.
9. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn
bị ôi thiu, nấm mốc, hết hạn, không ăn thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực
phẩm, các thầy cô giáo và các em học sinh cần phải dừng ngay việc sử dụng và
niêm giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh
và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử trí kịp thời và đưa người bị ngộ
độc đi bệnh viện.