Trên
thế giới, Công tác xã hội (CTXH) đã được xem như là một nghề mang tính chuyên
nghiệp ở nhiều quốc gia từ nhiều thế kỷ qua, khởi đầu cũng mang đậm tính nhân
đạo, nhưng về sau, xuất phát từ các vấn đề xã hội mới nảy sinh cùng với sự phát
triển kinh tế, xuất hiện những vấn đề cần giải quyết cho xã hội như tình trạng
nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như
trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng… Vì lí do này, công
tác xã hội đã bắt đầu xuất hiện, tồn tại và hoạt động nhằm hỗ trợ và giúp đỡ
những người gặp khó khăn, bệnh tật hoặc những người kém may mắn, không có nơi
nương tựa (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ,
người già …). Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt
Nam” có mục đích tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề CTXH, ghi
nhận vai trò và đóng góp của người làm CTXH trong việc tham gia giải quyết các
vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện
quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân. UBND
phường Bình Hưng đã tổ chức các hoạt động nhằm kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội
Việt Nam” như:
-
Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh cơ sở (03 giờ), 01 tin bài trên trang
thông tin điện tử do phường quản lý.
-
Tổ chức 01 buổi nói chuyện, tọa đàm kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt Nam”
25/3 nhằm tuyên truyền, thực hiện tốt hơn nữa công tác xã hội thuộc ngành, lĩnh
vực mình phụ trách; lồng ghép nội dung kỷ niệm “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” trong các buổi
giao ban, sinh hoạt tại các khu phố.
-
Tuyên truyền khẩu hiệu “Chào mừng Ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9 năm
2025” và “Công tác xã hội Việt Nam - Tiên phong, chuyên nghiệp và kết nối” bằng
băng rôn tại trụ sở các khu phố (08 cái) và chạy chữ trên bảng tiện tử của phường
(02 tiếng mỗi ngày, từ ngày 25/03 đến ngày 31/03.
Qua các hoạt động
trên, đây cũng là dịp để nhìn nhận, đánh giá tôn vinh giá trị cao
quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận vai trò và đóng góp của
người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá
nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, đồng thời góp phần phát huy truyền thống
“Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của
người Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia
trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn và phát huy
vai trò của người làm công tác xã hội để cùng nhau hướng tới một xã hội ngày
càng tốt đẹp hơn.